HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH SEO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Hướng dẫn lập kế hoạch SEO từ A – Z cho người mới bắt đầu

127 Lượt xem

Content Writer

Tuấn Cảnh

Lập kế hoạch SEO là một công việc quan trọng mà trước khi bắt đầu một chiến dịch SEO nào các bạn làm SEO đều phải thực hiện. Việc lập kế hoạch SEO chi tiết và khoa học sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách lập một kế hoạch SEO đúng cách và chi tiết.

Tìm hiểu về kế hoạch SEO

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) giúp bạn làm cho trang web của mình dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm, tạo ra nhiều lượt truy cập hơn và tạo giá trị cho người dùng thông qua nội dung chất lượng. Điều này giúp trang web của bạn nổi bật trong một biển thông tin trực tuyến và có thể thúc đẩy sự phát triển của bạn trực tuyến.

Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng và họ bắt đầu tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bài viết của bạn xuất hiện ở những vị trí Top đầu, khả năng cao những lượt tìm kiếm đó sẽ tạo ra chuyển đổi và giúp bạn bán được hàng.

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến SEO mà bạn nên biết

  • Từ khóa (Keywords): Đây là các từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm khi họ muốn tìm thông tin. SEO đòi hỏi bạn phải nghiên cứu và sử dụng các từ khóa liên quan đúng cách trong nội dung của bạn để khi người dùng tìm kiếm chúng, trang web của bạn sẽ hiển thị lên.
  • Tối ưu hóa nội dung: Đây là quá trình điều chỉnh và cải thiện nội dung trên trang web của bạn, phải đảm bảo rằng nó liên quan đến từ khóa mục tiêu và cung cấp giá trị cho người đọc. Unique Content càng cao, Google càng đánh giá cao nội lực website của bạn.
  • Xây dựng liên kết (Link Building): Các liên kết nội bộ giúp cải thiện cấu trúc trang web của bạn, tạo sự kết nối giữa các nội dung khác nhau. Không nên spam liên kết nội bộ hoặc tạo quá nhiều liên kết không liên quan, vì điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và không mang lại lợi ích SEO thực sự.
  • On-Page SEO: Đây là quá trình cải thiện cấu trúc của trang web của bạn, bao gồm tốc độ tải trang, cấu trúc URL, sử dụng thẻ tiêu đề và thẻ meta, và các yếu tố khác để làm cho trang web của bạn trở nên thân thiện và được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
  • Phân tích dữ liệu (Analytics): Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi và đánh giá hiệu suất của trang web của bạn, từ đó xem xét những nội dung cần phát triển và những gì cần cải thiện trong chiến lược SEO của bạn.

Quy trình làm SEO

Quy trình làm SEO hiệu quả là một vòng tròn khép kín bao gồm một loạt các bước và hoạt động được thực hiện để cải thiện vị trí của website trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Bing,… Dưới đây là một quy trình cơ bản để thực hiện SEO hiệu quả:

  • Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Bằng cách sử dụng các công cụ phân tích từ khóa như Google Keyword Planner, Semrush, KeywordTool… để xác định các từ khóa tiềm năng dựa trên ý định tìm kiếm, tần suất xuất hiện và độ cạnh tranh.
  • Xây dựng nội dung (Content): Triển khai content chuẩn SEO cho website. Ngoài việc cung cấp content chất lượng thì bài viết của bạn cần có các yếu tố như: tần suất xuất hiện từ khóa phù hợp, đầy đủ các thẻ heading và meta description hấp dẫn, thêm thẻ alt text cho ảnh minh họa, xây dựng liên kết nội bộ giữa các nội dung liên quan để duy trì thời gian ở lại website – time on site.
  • Onpage SEO: Như đã đề cập ở trên, đây là quá trình tối ưu UX/UI website bằng việc sắp xếp nội dung hợp lý đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, URLs ngắn gọn, mỗi trang đều phải có đầy đủ thẻ tiêu đề và mô tả, tối ưu mã nguồn và hỉnh ảnh không quá nặng để tránh ảnh hưởng tới tốc độ tải trang của website.
  • Offpage SEO: Mục tiêu của xây dựng liên kết ngoài trang chính là tạo độ uy tín, tầm ảnh hưởng, và sự tin tưởng từ các công cụ tìm kiếm và người đọc. Ngoài ra, External Link (hay Outbound Link) còn giúp bạn tạo sự nhận diện thương hiệu và thu hút nhiều lượng truy cập hơn từ nhiều nguồn khác nhau trên internet.
  • Phân tích đối thủ: Sau khi triển khai SEO một thời gian nhưng website của bạn vẫn còn hạn chế và chưa thể đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, lúc này bạn cần phân tích đối thủ để nhận ra vấn đề khiến website của bạn chưa thể đạt được thứ hạng cao. Bằng cách xem content 10 đối thủ đầu tiên của từ khóa hoặc công cụ Semrush giúp bạn xác định được xu hướng content mà khách hàng đang quan tâm và các chiến lược content mà đối thủ triển khai. Từ đó, cải thiện website và triển khai chiến lược content cho hợp lý.
  • Đo lường và báo cáo hiệu quả SEO: Để đánh giá thành công của chiến dịch SEO và báo cáo cho cấp quản lý, bạn cần theo dõi các yếu tố như xếp hạng từ khóa, lưu lượng truy cập (Traffic), tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate), Thời gian trên trang (Time on Site), Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang).
  • Quay lại bước đầu của vòng tròn khép kín cho đến khi đạt được thứ hạng cao trên SERPs.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch SEO

Việc lập kế hoạch nói chung và kế hoạch SEO nói riêng giúp bạn nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh cho dự án, xác định mục tiêu cụ thể của mình.

Từ đó mà việc đưa ra phương án dự phòng cũng như là lường trước những khó khăn gặp phải khi thực thi kế hoạch SEO. Không những đảm bảo việc vận hành kế hoạch SEO mà còn giúp bạn kiểm soát được thời gian, nhân lực và dễ dàng đo lường kết quả.

Dưới đây là một số lý do quan trọng về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch SEO:

  • Xác định mục tiêu
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực
  • Duy trì và tối ưu liên tục
  • Bám sát kế hoạch, tránh lan man.

Phương pháp để lập kế hoạch SEO

Để mang đến những hiệu quả trong quá trình lập kế hoạch SEO và cũng là cách giúp bạn có thể soi chiếu xem bản kế hoạch của mình đã đạt chuẩn hay chưa. Phương pháp SMART đáng để bạn tham khảo:

  • Specific – Cụ thể, dễ hiểu: Mục tiêu của bạn là gì? Bạn mong muốn website của mình tăng trưởng lên bao nhiêu traffic?
  • Measurable – Đo lường được: Kết quả cho ra phải là một con số cụ thể.
  • Attainable – Có thể đạt được: Đặt mục tiêu theo khả năng thực tế, đảm bảo rằng mục tiêu đó vừa sức với bản thân mình.
  • Relevant – Thực tế: Mục tiêu có phù hợp tình hình thực tế không? Cạnh tranh có quá khốc liệt không?
  • Timely – Có kỳ hạn: Thời hạn hoàn thành là khi nào? Thời gian đó có hợp lý hay không?

Khi lập kế hoạch bạn hãy đảm bảo các nội dung trong kế hoạch của mình đều đáp ứng những yếu tố mà trong phương pháp SMART đưa ra.

mô hình smart

Các bước lập kế hoạch SEO hiệu quả

Khi triển khai một chiến dịch SEO sẽ có rất nhiều công việc phải thực hiện, để có thể kiểm soát hết khối lượng công việc trong một thời gian nhất định đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng lập kế hoạch. Kế hoạch SEO này sẽ giúp bạn sắp xếp các công việc theo một lịch trình cụ thể và tăng hiệu suất công việc tốt nhất.

Bước 1: Phân tích website

Trong trường hợp công ty của bạn chưa có website thì bạn cần lựa chọn tên miền cho website của mình. Lưu ý khi chọn tên miền là phải ngắn gọn, dễ nhớ, có nhắc đến thương hiệu hoặc sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Bạn có thể kiểm tra xem tên miền đã có ai sử dụng chưa tại đây.

Tiếp đến, bạn nên chọn nhà cung cấp hosting tốc độ cao và dung lượng lưu trữ lớn để tránh việc quá tải khi có nhiều người truy cập website cùng lúc. Sau khi đã chọn xong tên miền đẹp và hosting, bạn sẽ tiến hành xây dựng website của mình, một website hoàn chỉnh sẽ phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ các chức năng, hình ảnh giao diện, màu sắc… Việc thiết kế website cũng vô cùng quan trọng, ngoài việc thiết kế đẹp mắt cùng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của SEO làm tốt được cả hai mặt thì sau này website của bạn mới dễ dàng lên top.

Nếu bạn bí ý tưởng thì có thể tham khảo website của những đối thủ cùng ngành với mình.

Còn trong trường hợp bạn đã có website rồi thì bạn sẽ đi ngay vào phân tích và đánh giá lại website của mình thông qua checklist dưới đây:

  • Tuổi đời tên miền (domain): Tên miền càng lâu thì càng tốt cho quá trình SEO
  • Cấu trúc website, trang chủ, danh mục, bài viết… đã chuẩn SEO chưa?
  • Website đã được tối ưu onpage tốt chưa?
  • Tốc độ tải trang nhanh hay chậm
  • Website của bạn đã có Sitemap và Robots.txt chưa?
  • Website của bạn là “www” và “no www” hay “http và https” không để chạy cùng lúc, nếu có hãy nhờ kỹ thuật code chuyển redirect 301.
  • Kiểm tra web “index, noindex”
  • Url đường dẫn không chứa tham số động ( chứa các kí tự đặc biệt : = ,%,$,#,?,!,@
  • Thứ hạng từ khóa Website hiện tại có chưa?
  • Hệ thống backlink như thế nào?
  • Page speed tốt hay chưa
  • Thứ hạng website hiện tại
  • Thống kê thứ hạng website hiện tại, đánh giá lợi thế và hạn chế của dự án.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là cách để bạn có thể có cái nhìn tổng quan về ngành hàng, những biến động và sự thay đổi trong thị trường sẽ giúp bạn hoạch định ra những kế hoạch để phát triển thương hiệu thông qua website, hạn chế những sai lầm không đáng có.

  • Xác định mục tiêu và vấn đề: Bạn cần xác định đúng vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và mục tiêu bạn mong muốn là gì? Nếu xác định sai, mọi dữ liệu của bạn sẽ trở nên vô nghĩa, do đó bước 1 rất quan trọng.
  • Chọn phương pháp nghiên cứu: Mối phương pháp sẽ phù hợp để nghiên cứu một vấn đề nhất định, vậy nên tùy vào mục tiêu, quy mô, nguồn lực mà bạn sẽ chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Một số phương pháp có thể sử dụng như: quan sát hành vi, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, thử nghiệm…
  • Chuẩn bị bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường: Câu hỏi càng cụ thể thì bạn sẽ thu về câu trả lời rõ ràng, vậy nên hãy chuẩn bị một bộ câu hỏi thật tốt để có thể thu được những thông tin chất lượng nhất.
  • Tiến hành thu thập thông tin: Đây là lúc bạn sẽ ra ngoài thực tế và trực tiếp tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu của mình để phỏng vấn lấy ý kiến, quan sát, thử nghiệm.
  • Thu thập dữ liệu: Những dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp vào bảng dữ liệu hoàn chỉnh, sau đó sử dụng các phần mềm như Excel, SPSS, Minitab,… để tạo đồ thị một cách trực quan giúp cho quá trình phân tích dữ liệu dễ dàng hơn và mang lại cho doanh nghiệp kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
  • Đánh giá thị trường: Sau khi trải qua một quá trình nghiên cứu, đây là lúc bạn và những người cộng sự của mình cùng ngồi xuống và đánh giá năng lực hiện tại và nhân định xu hướng trong tương lai. Từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

Bước 3: Phân tích đối thủ

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” rồi đúng không nào? Việc lựa chọn đối thủ cũng rất quan trọng, nếu bạn chọn sai đối thủ thì bạn sẽ bị chệch hướng khiến cho chiến dịch SEO của mình không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Đầu tiên, bạn sẽ chọn ra một vài chủ đề chính liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh sau đó sẽ bỏ các keyword lên Google để tìm kiếm đối thủ cạnh tranh. Để lên được Top cao trên Google bạn sẽ phải chọn những đối thủ nằm từ  TOP 1 – TOP 5 Sau khi chọn ra từ 3-5 đối thủ bạn sẽ vào từng trang web để bắt đầu phân tích về chất lượng website, nội dung họ đang triển khai.

Ví dụ: Bạn chọn keyword: “Phòng marketing thuê ngoài bình thạnh” để tiến hành phân tích đổi thủ

Bước 1: Bạn gõ keyword lên Google và nhấp tìm kiếm

nghiên cứu từ khóa phòng marketing thuê ngoài bình thạnh

Bước 2: Bạn sẽ chọn từ 3-5 đối thủ Top đầu để tiến hành phân tích

Sau khi click vào từng trang, bạn sẽ thấy một số vấn đề như sau:

Đối thủ 1: Nội dung tốt, có đầu tư về mặt hình ảnh

Đối thủ 2-3: Chất lượng nội dung ổn

Đổi thủ 4-5: Dàn trang chưa được đẹp, chưa tối ưu trải nghiệm người dùng

Tiếp đến bạn sẽ phân tích một số yếu tố kỹ thuật như cách đặt backlink, từ khóa,…

Sau đó, quay lại bảng phân tích, bạn sẽ nhận thấy:

  • Đối thủ 1: chèn Keywords đều bài viết, cách đi link hợp lý tạo thuận lợi cho con box Google index.
  • Đối thủ 2-3: chèn đa dạng các loại keyword nên keyword bài viết lên top khá đồng đều.
  • Đối thủ 4-5: có  Traffic không cao do đặt backlink không có chất lượng.

Sau khi phân tích tổng quan thì bạn cũng đã có những nhìn nhận và đánh giá chung để thực bắt tay thực hiện một số công việc cần làm sau khi phân tích đối thủ.

Thế nhưng, đây mới chỉ là các đánh giá tổng quan mang tính chất tương đối. Để có thể phân tích cụ thể hơn bạn có thể tham khảo thêm các yếu tố như:

– Onpage:

  • Unique Content: Bố cục bài viết có dễ đọc không? Thông tin cung cấp có chuẩn xác không? Văn phong có thu hút không? Đối thủ có đầu tư viết mới content không hay là copy content.
  • Internal link: Có kích thích người đọc click vào không?
  • Thứ hạng từ khóa: Đối thủ có nhiều từ khóa được lên Top không?
  • Cấu trúc web: Cấu trúc website có chuẩn SEO không? Tối ưu các thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, thẻ thuộc tính,… như thế nào?
  • Trải nghiệm người dùng: Trải nghiệm người dùng trên trang có tốt không?

– Offpage:

  • Số lượng backlink hiện tại
  • Link trỏ đến đâu?
  • Hệ thống site vệ tinh (nếu có)
  • Link mua hay link tự làm?
  • Link đến từ website vệ tinh hay diễn đàn?
  • Link còn sống và chết là bao nhiêu?
  • Link có chất lượng không?
  • Tình hình hoạt động mạng xã hội
  • Traffic hiện tại là bao nhiêu?
  • Lọc domain mà đối thủ đặt link, xem có bao nhiêu domain chất thì giữ lại tạo thành kênh làm cho website của mình
  • Rút ra được số lượng link thực tế của đối thủ à có cần làm thêm link hay không, cần làm thêm bao nhiêu.

Bước 4: Nghiên cứu từ khóa

Khi nhắc tới nghiên cứu từ khoá, có một số marketer thường nghĩ rằng đó đơn thuần là việc dùng công cụ để tìm ra các từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm và viết nội dung có chứa các từ khóa này là được. Kết quả là tìm được rất nhiều từ khoá nhưng lại không có lượt click vào kết quả tìm kiếm, cũng không có chuyển đổi mua hàng khiến cho việc quản lý dự án SEO không đem lại hiệu quả.

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn thấu hiểu khách hàng của mình. Họ là những ai? Hành vi của họ là gì? Họ đang gặp vấn đề gì? Đặt ra các câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời sẽ giúp bạn bóc tách từng vấn đề khác nhau xoay quanh việc nghiên cứu từ khóa.

Một khi bạn đã hiểu rõ về chân dung khách hàng của mình rồi thì bạn sẽ biết cách chọn ra những từ khóa nào để mang đến cho khách hàng của mình những nội dung phù hợp nhất. Từ đó bạn còn có thể phân loại từ khóa theo các yếu tố: từ khóa chính, từ khóa phụ để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên triển khai.

Checklist các bước nghiên cứu từ khoá và tìm ý tưởng từ khoá:

  • Lựa chọn một nhánh sản phẩm, dịch vụ để nghiên cứu
  • Xác định đối tượng khách hàng hướng đến
  • Tìm những từ khoá ứng với sự mong muốn, quan tâm của khách hàng
  • Tự đưa ra nhóm từ khoá ban đầu dựa theo kinh nghiệm bản thân về sản phẩm và ngành hàng
  • Tìm hiểu khách hàng xem nếu họ mua sản phẩm của mình qua Google thì tìm kiếm với từ khoá gì
  • Sau khi đã có 2 nhóm từ khoá trên, bạn tiếp tục tìm kiếm trên Google và chú ý tới những từ khoá Google gợi ý, như vậy sẽ có thêm một nhóm từ khoá thứ 3.
  • Nghiên cứu website đối thủ đang có từ khoá gì bằng các công cụ SEO như Ahrefs, Semrush, Samiliarweb,…
  • Xác định ý định tìm kiếm của từng từ khóa: Buyer Keyword, Information Keyword, Navigational Keyword, Commercial Keyword.
  • Đánh giá độ khó của từ khoá
  • Hình thành nội dung hỗ trợ cho những từ khoá nghiên cứu được

Checklist nghiên cứu từ khoá

Bước 5: Xây dựng cấu trúc website

Sau khi đã hoàn thành công việc nghiên cứu từ khóa và đã xuất ra được một bảng từ khóa hoàn chỉnh chúng ta sẽ tiến hành xây dựng cấu trúc web dựa trên bảng đó.

Thông thường trong một website sẽ có 4 loại đường dẫn lên top Google đó là: trang chủ (homepage), chuyên mục (category), bài viết (post) và thẻ tag. Với những từ khóa mà bạn nhóm ở các bước trên, bạn cần xếp nhóm các từ khóa và xác định vị trí SEO cho từ khóa đó.

Với bộ từ khoá trên, cách xác định vị trí SEO cho từ khoá như sau:

  • Từ khoá trang chủ: chọn từ khoá chính khó nhất và SEO từ khoá đó ở trang chủ
  • Từ khoá chuyên mục: chọn các từ khoá chính quan trọng và SEO ở các chuyên mục.
  • Từ khoá bài viết: các từ khoá về sản phẩm, dịch vụ, tin tức sẽ SEO ở bài viết
  • Từ khoá dành cho thẻ tag

Bước 6: Đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO

Việc đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO sẽ giúp bạn kiểm soát được tiến độ công việc và đo lường được hiệu quả của kế hoạch SEO. Từ đó bạn sẽ có những điều chỉnh cho hợp lý nhằm đi đúng với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Tùy vào nguồn lực và thời gian mà bạn sẽ đặt những mục tiêu cho phù hợp:

  • Tăng lượng truy cập website lên 500 người/ngày
  • Tăng số trang Pageview lên 700 người/ngày
  • Có từ 3-4 khách hàng tiềm năng liên hệ qua website mỗi ngày (phone, email,.. )
  • Traffic sẽ tăng lên 5000 traffic
  • Giảm tỷ lệ thoát trang xuống 80%
  • 10 % từ khóa lọt Top 5 trên trang tìm kiếm Google
  • 20 % từ khóa lọt Top 10 trên trang tìm kiếm Google
  • 30% từ khóa lọt Top 20 trên trang tìm kiếm Google

Đây là một số mục tiêu quan trọng để đo lường sự tăng trưởng của một website. Đây chỉ là một số mục tiêu chính, tiếp đó bạn sẽ chia ra thành các mục tiêu nhỏ hơn theo từng tháng hay từng quý với một lộ trình cụ thể để có thể đạt được các mục tiêu cuối cùng.

Bước 7: Hoạch định ngân sách và phân bổ nhân sự

Sau khi đã hoạch định được khối lượng công việc bạn sẽ phải làm (tối ưu những gì, viết bao nhiêu bài, làm bao nhiêu link, hoạt động mạng xã hội) trong chiến dịch này. Việc tiếp theo bạn cần làm để có thể vận hành được kế hoạch SEO chính là phân bổ ngân sách và nhân sự để triển khai dự án SEO.

  • Chi phí hạ tầng, công nghệ: Chi phí xây dựng/tối ưu website, Chi phí mua công cụ, Chi phí xây dựng web vệ tinh.
  • Chi phí cho nhân sự làm SEO
  • Chi phí rủi ro

Bước 8: Cài đặt công cụ tracking

Công cụ đo lường giúp bạn đánh giá được từ khóa, bài viết, website đang có hiệu quả hay không.

  • Google Search Console
  • Google Analytics
  • Google Tag Manager
  • Semrush

Bước 9: Tối ưu Technical

Sau khi đã phân tích web của mình và của đối thủ, bạn sẽ biết được nhược điểm và cần làm gì đối với website. Từ đó bạn cần tối ưu cho website dựa vào chính những nhược điểm của mình. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi tối ưu onsite:

  • Tốc độ trang web
  • Broken Link
  • Poor Internal Link
  • Complex URL
  • Dynamic Page
  • Code Bloat
  • Error in Robots.txt
  • Orphan Page
  • Moving Your Site (301)
  • No Sitemap
  • Fancy Technology
  • 404 Page

Bước 10: Viết bài chuẩn SEO

Một bài viết chuẩn SEO là một bài viết đáp ứng được 2 yếu tố đó là mang đến những thông tin bổ ích làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng và áp dụng các kỹ thuật SEO vào trong bài viết để thúc đẩy từ khóa lên Top Google.

Một bài viết chuẩn SEO có bố cục như sau:

  • Đoạn Sapo (giới thiệu)
  • Các thẻ tiêu đề: H2 bổ trợ ý cho H1, H3 bổ trợ cho H2.
  • Kết bài: Tóm lược lại những y chính trong phạm vi 80 – 150 từ kèm theo CTA để thúc đẩy hành vi khách hàng.

» Xem thêm: 56 checklist content chuẩn SEO

Bố cục bài content chuẩn SEO

Bước 11: Tối ưu onpage

Checklist tối ưu onpage SEO bao gồm:

  • Tối ưu URL trong SEO Onpage
  • Tối ưu Title
  • Tối ưu Heading 1 trong Onpage SEO
  • Tối ưu Heading 2-3 trong Onpage SEO
  • Tạo TOC (Table of Content – Mục lục)
  • In đậm keyword chính trong bài
  • Độ dài bài viết
  • Semantic Keyword
  • Tối ưu Hình ảnh
  • Tối ưu Meta Description
  •  Tối ưu Readability
Checklist lập kế hoạch SEO onpage
Mẫu checklist ONPAGE SEO

Bước 12: Testing A/B

Theo thói quen của đa số mọi người sau khi hoàn thành bài viết và các tối ưu cho trang web của mình xong thì sẽ nghĩ ngay đến việc xây dựng backlink để thúc đẩy thứ hạng cho website của mình.

Tuy nhiên, bạn đã bỏ qua một bước rất quan trọng chính là kiểm tra lại website của mình đã được tối ưu tốt hay chưa? Trải nghiệm người dùng trên website có tốt không? Có tạo ra chuyển đổi hay không?

Testing A/B  còn được gọi là Split Testing hay Bucket Testing; đây là phương pháp để các doanh nghiệp phân tích hành vi người dùng, nhận biết sự thay đổi để thực hiện tối ưu hóa website.

Để biết được mình đã thực hiện tốt hay chưa bạn cần Testing A/B để trả lời các vấn đề sau:

  • Giao diện website của bạn đã chuẩn SEO chưa? Các yếu tố như: UX, UI có được tối ưu hay không?
  • Nội dung các bài viết có chuẩn SEO và cung cấp thông tin hữu ích hay không?
  • Link nội bộ có kích thích sự tò mò của người dùng không? Tỷ lệ người dùng click vào link đó là bao nhiêu?
  • Từ khóa dùng để viết bài có tạo ra chuyển đổi cao không?

Bước 13: Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Sau khi đã làm A/B Testing và biết cách điều chỉnh lại nội dung, giao diện, từ khóa để mang lại chuyển đổi cho website. Bước kế tiếp bạn cần thực hiện chính là:

  • Tối ưu hóa Landing Page : giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi 300%
  • Tối ưu hóa traffic: để có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn
  • Cài mã remarketing để tạo “chiến dịch bám đuổi tới cùng”.
  • Tạo bất ngờ với khách hàng bằng những ưu đãi như khuyến mãi, miễn phí hoặc khiến tâm lý khách hàng sợ hãi, đưa ra hạn chót khuyến mãi…
  • Điều hướng người dùng về trang sản phẩm. Mục đích chính của bạn là bán được hàng.

Xây dựng backlink là một công việc quan trọng, quá trình xây dựng backlink sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài và đòi hỏi các SEOer phải có sự kiên trì phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong team để đạt được kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi xây dựng hệ thống backlink website:
  • Bạn chỉ nên xây dựng backlink khi website của bạn đã có nội dung và được Google index
  • Ưu tiên xây dựng backlink chất lượng từ các website vệ tinh
  • Tim kiếm diễn đàn liên quan đến lĩnh vực của mình và chọn ra những diễn đàn chất lượng
  • Lọc và chọn bài viết đặt link trên hệ thống vệ tinh (nếu có)
  • Đăng ký diễn đàn xong sau đó sẽ tiến hành đăng bài viết và làm link chữ ký rồi chèn link
  • Không đặt backlink trên những trang không liên quan đến lĩnh vực của bạn.
  • Các bài viết dùng để xây dựng backlink phải là những bài viết chuẩn SEO

Xây dựng backlink và tăng View cho website

Bước 15: Quản trị website – Checklist công việc của SEOer

Để có thể vận hành website một cách trơn tru và mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng đòi hỏi website phải thường xuyên được bảo dưỡng và tối ưu hệ thống website.

  • Duy trì server
  • Sửa lỗi code
  • Thiết kế logo và nội dung
  • Theo dõi traffic
  • Xây dựng các thành tố của website

Kế hoạch công việc theo ngày

  • Viết bao nhiêu bài/ngày
  • Làm bao nhiêu link/ngày
  • Tăng traffic/ngày

Kế hoạch công việc theo tuần

  • Check từ khóa 2 lần/1 tuần
  • Check Google Search Console và Analytics để có tham số xem tình trạng tăng trưởng của website, kiểm tra xem web có đang gặp vấn đề gì không?
  • Kiểm tra backlink thường xuyên để tránh bị bắn link bẩn mà không biết.
  • Kiểm tra Google Analytics để xem traffic tăng trưởng như thế nào trên site.
  • Đánh giá chất lượng công việc của nhân sự triển khai

Kế hoạch công việc theo tháng

  • Tổng kết tháng, đánh giá xem những gì đã triển khai cho website có kết quả như thế nào?
  • Lên kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của tháng sau
  • Kiểm tra sức khỏe website

Bước 16: Đo lường hiệu quả

Đa số mọi người khi triển khai một dự án SEO thường không chú trọng đến việc đo lường hiệu quả mà chỉ quan tâm xem có bao nhiêu từ khóa đã được lên Top Google. Tuy nhiên khi thực hiện đo lượng bạn sẽ đánh giá lại được mức hộ hiệu quả của cả kế hoạch SEO khi đã triển khai từ đó sẽ biết cách tối ưu được chi phí làm SEO và có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch SEO sắp tới để đạt hiệu quả tốt hơn.

Để có thể thực việc việc đo lường hiệu quả bạn hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ mà Google cung cấp cho chúng ta như:

  • Google Search Console
  • Google Analytics
  • Google Tag manager

Các yếu tố trong quá trình đo lường bạn cần quan tâm là:

  • Thứ hạng từ khóa
  • Lượng traffic
  • Tỷ lệ chuyển đổi

Lộ trình công việc kế hoạch SEO trong 6 tháng

Lộ trình thực hiện kế hoạch SEO chính là sơ đồ để định hướng cho sự phát triển lâu dài của cả team marketing. Lộ trình sẽ giúp kết nối logic các đầu công việc khi triển khai và giúp cho các thành viên trong team có thể  hình dung được con đường của họ sẽ đi.

Tháng đầu tiên

  • Thực hiện audit tổng thể website
  • Lập bảng checklist SEO
  • Kết hợp với Code & Tech để chỉnh sửa lại các bugs từ danh mục nhận được sau bước Audit Onpage-Technical SEO
    • Tối ưu hệ thống tổ chức thông tin của website
    • Tối ưu lại điều hướng website
    • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
    • Tối ưu giao diện trên Mobile
    • Áp dụng Dữ liệu có cấu trúc cho các trang web như homepage, category
  • Sử dụng các công cụ đo lường để làm SEO chuyên nghiệp
  • Thiết lập các mục tiêu cho quá trình SEO
  • Xây dựng chiến lược nội dung theo hành trình khách hàng
  • Phân tích độ khó từ khóa, ưu tiên triển khai có từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao trước
  • Thống nhất bộ từ khóa cần SEO với khách hàng
  • Lựa chọn đối thủ cùng ngành và tiến hành phân tích
  • Tìm hiểu về xu hướng ngành nghề, lĩnh vực cần SEO
  • Xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu
  • Thực hiện audit backlink
  • Thực hiện audit off-page SEO

Tháng thứ 2&3

  • Xây dựng và tối ưu Content theo cấu trúc topic cluster
  • Audit (kiểm toán) Content cũ trên website
    • Target đúng cụm từ khóa
    • Update lại content, cập nhật thông tin hữu ích
    • Xóa những content không mang lại giá trị
  • Tiến hành đi Internal link theo mô hình topic cluster
  • Lập tài khoản doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội và tiếp hành xây dựng content offpage để chia sẻ các post cho những content hữu ích
  • Tạo các website, blog miễn phí trên những trang web phổ biến như: Blogger, Medium, Google Site, WordPress, vv
  • Tối ưu SEO Local
  • Lập bảng theo dõi tiến độ công việc dựa trên đầu việc và KPIs theo các mốc thời gian
  • Cải thiện tốc độ trang web
  • Tối ưu trải nghiệm trên di động

Tháng thứ 4&5

  • Tiếp tục sản xuất content theo kế hoạch content
  • Tối ưu cấu trúc website giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng
  • Tiếp tục thực hiện SEO onpage và tối ưu từ khóa SEO
  • Tối ưu lại content có cơ hội xếp hạng xếp hạng 5-20
  • Promote content trên các kênh Social, web blog phổ biến
  • Chiến lược xây dựng liên kết
    • Tiếp cận xây dựng liên kết liên quan
    • Thực hiện Guest blogging trên những site hỗ trợ, hoặc tiếp cận với blogger để đăng bài
  • Tham gia vào các cộng đồng, group liên quan đến chủ đề để quảng bá content đúng cách
    • Tìm những post có content tương tác tốt có nhiều hỏi đáp xung quanh chủ đề
    • Comment phản hồi giúp đỡ những câu hỏi, thắc mắc, bổ sung giá trị và đề xuất content tham khảo của bạn. Lưu ý không mang nặng hình thức quảng cáo.
  • Tối ưu hóa tỷ lệ sinh LEAD (Lead magnet, CTA)
  • Tối ưu hóa Tỷ lệ chuyển đổi
  • Triển khai Schema Mark up trên tất cả các trang
  • Cập nhật bảng theo dõi tiến độ công việc như trong tháng (2,3)
  • Sửa đổi và cập nhật kỹ thuật mới.
  • Tối ưu UX và UI

Tháng thứ 6

  • Thống kê, đo lường và đánh giá kết quả
  • Monitor theo dõi và đo lường kết quả, so sánh kết quả với KPIs mục tiêu
  • Điều chỉnh cải tiến chiến lược SEO cho chiến dịch 6 tháng tiếp theo
  • Lặp lại quá trình các bước lập kế hoạch SEO cho 6 tháng tiếp theo
Mẫu kế hoạch SEO 12 tháng
Mẫu kế hoạch SEO 12 tháng

Một số thắc mắc về kế hoạch SEO thường gặp phải

1. Mục đích lập kế hoạch SEO tổng thể để làm gì?

Không chỉ riêng đối với công việc làm SEO mà bất cứ một công việc nào nếu không có một kế hoạch cụ thể với những mục tiêu và hành động rõ ràng chắc chắn sẽ không đem lại kết quả tốt nếu như không muốn nói là thất bại. Vậy nên khi triển khai một chiến dịch SEO nào đó, các SEOer đều phải thực hiện khâu lập kế hoạch SEO để xác định rõ mục tiêu và kết quả mong muốn đạt được sau chiến dịch.

2. Có các công cụ nào hỗ trợ cho việc lập kế hoạch SEO?

Để lập nên một bản kế hoạch SEO chi tiết đòi hỏi người lập kế hoạch phải là người am hiểu và có cái nhìn tổng quan về SEO để đưa ra những chiến lượng thích hợp tùy vào từng giai đoạn của dự án.

Một số công cụ hỗ trợ như: Google Search Console, Google Analytics, Goole Tag Manager, Semrush, Mangools Tool, Samiliarweb,…

3. Các mục quan trọng nào cần lưu ý trong lập kế hoạch SEO?

Theo tôi đánh giá thì yếu tố cốt lõi làm nên sự thành công của một chiến dịch SEO chính là việc bạn mang đến những nội dung chất lượng cho người dùng. Bằng cách cung cấp các thông tin hữu ích có giá trị, đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm thì chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển đổi.

4. Triển khai một chiến dịch SEO sau bao lâu sẽ thấy kết quả?

Tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh và độ khó dễ mà lĩnh vực bạn đang làm. Nếu lĩnh vực bạn đang triển khai đã có những đối thủ rất mạnh và họ cũng đang triển khai SEO thì bạn sẽ phải mất từ 6 đến 12 mới có thể cải thiện được thứ hạng của website. Còn đối với những thị trường dễ thì thông thường sẽ mất khoảng 3 tháng là bạn đã có thể thấy được kết quả nếu bạn thực hiện đúng cách.

DOWNLOAD MẪU KẾ HOẠCH SEO

Lập kế hoạch SEO là một kỹ năng quan trọng đối với những người làm SEO. Trước khi bắt đầu một chiến dịch SEO hãy tạo cho mình thói quen lập kế hoạch SEO. Bài chia sẻ khá đầy đủ các yếu tố cần có trong một bản kế hoạch SEO. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ và thực hành ngay cho dự án SEO của mình nhé! Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *