Swot là gì? Khám phá ý nghĩa của việc phân tích swot trong kinh doanh

SWOT là gì? Khám phá ý nghĩa của việc phân tích swot trong kinh doanh

57 Lượt xem

Content Writer

Tuấn Cảnh

Mô hình ma trận swot được sử dụng để đánh giá vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp và đề ra hướng phát triển chiến lược phù hợp. Ngoài ra, phân tích swot còn giúp đánh giá chính xác các yếu tố bên trong, bên ngoài cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty. Để hiểu rõ hơn về swot, mời mọi người theo dõi bài viết này nhé. 

Khái niệm về SWOT

SWOT là mô hình phân tích tình hình kinh doanh phổ biến, được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Mô hình swot được viết tắt bởi 4 chữ cái đó là S – Strength (Điểm mạnh), W – Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (thách thức).

Ma trận swot được thiết kế để thể hiện sự trực quan những dữ liệu về điểm mạnh – điểm yếu cũng như cơ hội – thách thức trong bối cảnh thực tế. Trong đó, điểm mạnh – điểm yếu là các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Đây là những đặc điểm đem lại lợi thế tương đối hoặc bất lợi tương ứng so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Mô hình SWOT

Mặc khác, cơ hội – thách thức là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Cơ hội là yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp có thể nắm bắt để cải thiện hiệu suất kinh doanh và tăng trưởng doanh thu. Còn thách thức là yếu tố gây nguy hiểm cho lợi thế cạnh tranh của công ty. 

Phân tích swot là gì?

Phân tích swot là một phương pháp quan trọng trong kế hoạch kinh doanh và quản lý, giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân đánh giá tổng quan về tình hình của họ bằng cách xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài. Cụ thể:

Strengths (Điểm mạnh)

Là yếu tố vượt trội, riêng biệt, độc đáo của công ty so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ như lượng khách hàng, công nghệ hiện đại, thương hiệu nổi tiếng,…

Weaknesses (Điểm yếu)

Là yếu tố cản trở công ty hoạt động cách tối ưu nhất. Đây là những điểm doanh nghiệp cần khắc phục, cải thiện để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể như sản phẩm đại trà, thương hiệu chưa nổi,…

Opportunities (Cơ hội)

Là yếu tố bên ngoài tác động tích cực, tạo sự thuận lợi cũng như mang lại cho công ty cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh bền vững trên thị trường. Chẳng hạn như: Bán hàng trên nền tảng Tik Tok, nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao,…

Threats (Thách thức)

Đề cập tới các yếu tố bên ngoài, có tác động tiêu cực, có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Ví dụ như giá thành nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh,…

Do đó, kỹ thuật phân tích swot được dùng để đánh giá rõ và chi tiết về tình hình của một tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh. Từ đó, giúp họ nhận thức chính xác tình hình hiện tại và môi trường xung quanh để lập kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển phù hợp, đúng đắn hơn. 

Ý nghĩa của việc phân tích mô hình swot trong kinh doanh 

Phân tích mô hình swot có nhiều ý nghĩa quan trọng trong quản lý và lập kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện quyết định chiến lược, tận dụng cơ hội, đối phó rủi ro và tối ưu hóa sức mạnh của doanh nghiệp tốt hơn. Không những thế, nó còn mang ý nghĩa khác như:

  • Đánh giá tổng quan: Ma trận swot giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và xem xét chi tiết hơn về các yếu tố nội bộ, yếu tố bên ngoài của công ty.
  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp: Mô hình swot giúp xác định các điểm mạnh và điểm yếu nội tại của tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh, biết được vị trí hiện tại của họ trên thị trường và những gì họ có để tận dụng hoặc cải thiện tốt hơn.
  • Tận dụng mọi cơ hội phát triển: Bằng việc xác định và đánh giá các cơ hội trong môi trường xung quanh, phân tích swot giúp công ty tìm kiếm ra các phương pháp phát triển và mở rộng quy mô lớn hơn. 
  • Đối phó mọi rủi ro: Swot giúp công ty nhận biết và đánh giá mọi rủi ro tiềm ẩn, từ đó lên kế hoạch để đối phó với các thách thức nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực khi kinh doanh.
  • Hỗ trợ đưa ra quyết định chính xác: Swot cung cấp các thông tin hữu ích để công ty đưa ra quyết định chính xác dựa trên dữ liệu thu thập, thay vì lựa chọn dựa vào cảm tính hoặc quyết định đơn thuần dựa trên trực giác cá nhân. 

Ý nghĩa của việc phân tích swot trong kinh doanh

Các nguyên tắc swot cơ bản cần tuân thủ

Nguyên tắc swot là hệ thống các quy tắc cơ bản bắt buộc cần tuân theo khi thực hiện phân tích swot. Nhằm đảm bảo kết quả sau khi phân tích là chính xác, hữu ích và hỗ trợ quá trình ra quyết định, phát triển chiến lược. Các quy tắc đó bao gồm:

Tập trung vào các mục tiêu nhắm tới

Doanh nghiệp cần xác định chính xác và cụ thể về mục tiêu hướng tới hoặc vấn đang gặp phải. Để đảm bảo rằng phân tích swot sẽ tập trung vào khía cạnh quan trọng nhất

Tích hợp đa dạng dữ liệu

Việc thu thập và tận dụng thông tin hoặc dữ liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Giúp công ty có thể xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình.

Phân loại cụ thể từng yếu tố trong swot 

Doanh nghiệp cần xác định và phân loại cụ thể các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro của mình. Để đảm bảo có thể hiểu rõ về từng khía cạnh và khả năng phát triển để lập kế hoạch hành động chính xác và phù hợp. 

Thiết lập các kế hoạch cụ thể

Dựa trên các kết quả của phân tích swot, doanh nghiệp sẽ có hành động thiết lập và phát triển kế hoạch cụ thể. Để tận dụng triệt để điểm mạnh, cơ hội và khắc phục tối đa điểm yếu, rủi ro. 

Những câu hỏi thường gặp về mô hình ma trận swot

Khi tìm hiểu các thông tin về ma trận swot, chúng tôi tìm thấy một số câu hỏi về swot được nhiều người quan tâm, cụ thể như:

Làm thế nào để sử dụng mô hình ma trận swot?

Để sử dụng mô hình swot, trước hết doanh nghiệp cần thu thập thông tin về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của mình. Sau đó, doanh nghiệp có thể sử dụng bảng swot để tóm tắt các thông tin đó và xây dựng kế hoạch chiến lược tương ứng.

Ma trận SWOT

Mô hình swot có những hạn chế gì?

Mặc dù mô hình swot rất hữu ích trong việc phát triển kế hoạch chiến lược, nhưng nó cũng có một số hạn chế. Ví dụ như, mô hình này chỉ tập trung vào các yếu tố nội bộ và bên ngoài, nhưng không đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin để đưa vào bảng SWOT cũng có thể mất nhiều thời gian và không chính xác nếu không được thực hiện đúng cách.

Kết luận 

Trên đây là các thông tin chia sẻ về khái niệm swot và ý nghĩa của việc phân tích swot trong kinh doanh. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp.

Tag:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *